0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Phân biệt mũi khoan sắt và bê tông, mũi khoan bê tông có khoan được sắt không?

Maykhoanmakita.net 2 năm trước 4224 lượt xem

    Với mỗi vật liệu khác nhau sẽ phù hợp với từng dòng mũi khoan để có thể khoan, tạo lỗ tốt trên đó. Tuy nhiên, bạn vẫn thường hay sử dụng mũi khoan sắt và bê tông tông lẫn lộn khiến hiệu quả làm việc không cao. Đã đến lúc bạn cần phân biệt được mũi khoan sắt và bê tông để chọn được loại mũi khoan phù hợp cho từng công việc qua bài viết dưới đây của Maykhoanmakita.net.

    Mũi khoan có cấu tạo như thế nào?

    Mũi khoan được biết đến là phụ kiện kết hợp với máy khoan để tiến hành tạo các lỗ tròn với đường kính khác nhau trên từng vật liệu. Mũi khoan có cấu tạo rất đơn giản với những bộ phận chính: 

    • Phần chuôi là nơi được lắp và cố định mũi khoan vào máy khoan. 
    • Phần đầu mũi khoan là bộ phận tiếp xúc đầu tiên với vật liệu, được làm thon và gọt hai bên để đi vào bên trong dễ dàng. 
    • Phần thân mũi khoan thường được thiết kế với các rãnh xoắn song song với nhau để hạn chế áp lực cũng như giúp thoát phoi dễ dàng. 
    Cấu tạo mũi khoan đơn giản
    Cấu tạo mũi khoan đơn giản

    Bên cạnh đó, một số dòng mũi khoan định tâm hay mũi khoan khoét gỗ, khoét bê tông sẽ có cấu tạo tương đối khác. Trên những mũi khoan này sẽ khi có thêm bộ phận định tâm để khoét được gỗ với đường kính lớn. 

    Trong đó, trong mũi khoan sắt và mũi khoan bê tông cũng có cấu tạo với 3 phần tương tự nhau. Tuy nhiên, phần đầu mũi khoan sẽ được thiết kế khác nhau. Qua đó, bạn có thể phân biệt được mũi khoan sắt và bê tông đơn giản. 

    Theo như khuyến cáo của các chuyên gia, với từng vật liệu khác nhau người dùng nên sử dụng những dòng mũi khoan chuyên dụng. Đồng thời, cũng cần lựa chọn dòng máy khoan cầm tay phù hợp. Ví dụ máy khoan bê tông Makita sẽ cần đi liền với mũi khoan bê tông. 

    Bạn vẫn thường xuyên nhầm lẫn giữa hai dòng mũi khoan này? Maykhoanmakita.net hướng dẫn cách phân biệt mũi khoan sắt và bê tông chi đơn giản dưới đây.

    Phân biệt mũi khoan sắt và bê tông đơn giản

    Mũi khoan sắt

    Mũi khoan sắt là loại mũi khoan được thiết kế với đầu nhọn để kết hợp với các dòng máy khoan có thể khoan kim loại. Mũi khoan sắt được dùng phổ biến để khoan các vật liệu kim loại như thép, sắt, hợp kim thép… 

    Có thể bạn quan tâmBạn có biết mũi khoan sắt có khoan được inox, gỗ không?

    Mũi khoan sắt được thiết kế với đầu nhọn
    Mũi khoan sắt được thiết kế với đầu nhọn

    Mũi khoan sắt cũng được làm từ những vật liệu khác nhau như thép cứng, carbon, các loại hợp kim hay mũi khoan kim cương… Cấu tạo của mũi khoan sắt gồm có đầu mũi khoan và lưỡi cắt, phần cắt và phần định hướng để có thể cố định được mũi khoan không bị lệch khỏi bề mặt. 

    Điểm đặc biệt của mũi khoan sắt có thể chịu được sức khoan lớn, chịu được lực cao. Đầu mũi khoan được thiết kế sắc, nhọn để có thể dễ dàng đi sâu vào trong chất liệu kim loại. 

    Mũi khoan bê tông

    Đối với mũi khoan bê tông lại có kết cấu rất chắc chắn, kích thước của mũi khoan bê tông cũng lớn hơn so với mũi khoan sắt. Đặc biệt, tại đầu mũi được thiết kế hơi tù với một đường gờ chạy ngay trên đầu mũi khoan.

    Nguyên nhân, bởi vật liệu bê tông rất cứng nên sẽ cần được làm chắc chắn. Mũi khoan có khả năng chịu tải tốt, chịu lực tốt để khoan được trên bê tông mà không bị gãy mũi.

    Mũi khoan bê tông thiết kế với đầu tù
    Mũi khoan bê tông thiết kế với đầu tù

    Một số loại mũi khoan bê tông phải kể đến như:

    • Mũi khoan phá bê tông: được dùng phổ biến để đục phá bê tông khi tháo dỡ các công trình xây dựng.
    • Mũi khoan rút lõi bê tông: là dòng mũi khoan có thể khoan cắt được bê tông với lỗ tròn lớn mà không cần phải phá dỡ. 
    • Mũi khoan bê tông thường: là dòng mũi khoan có khả năng khoan lỗ trên bê tông dễ dàng với hai loại chính là mũi khoan SDS và mũi khoan SDS Plus.

    Xem thêmSo sánh mũi khoan SDS Max và SDS Plus? Máy khoan Makita nên dùng loại nào?

    Như vậy, khi phân biệt mũi khoan sắt và mũi khoan bê tông, bạn có thể giữa vào kiểu dáng đầu mũi khoan. Với mũi khoan sắt sẽ luôn có đầu nhọn trong khi mũi khoan bê tông có đầu tù hơn. Ngoài ra, chất liệu và độ cứng của mũi khoan bê tông cũng sẽ lớn hơn so với mũi khoan sắt. 

    Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các dòng mũi khoan như mũi khoan gỗ, mũi khoan đa năng với từng đặc điểm khác nhau. Bạn có thể tham khảo những cách phân biệt mũi khoan thông qua video dưới đây. 

    Cách Phân Biệt Mũi Khoan Gỗ, Bê Tông, Kim Loại (inox, sắt), Mũi Khoan Tường Cực Đơn Giản

    Mũi khoan bê tông có khoan được sắt không?

    Bạn thắc mắc không biết mũi khoan bê tông có khoan được sắt không? Câu trả lời là CÓ. Với độ cứng vượt trội, khả năng chịu lực tốt hoàn toàn có thể khoan được trên các vật liệu kim loại như sắt, inox, thép…

    Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không phải dòng mũi khoan bê tông nào cũng có thể khoan được trên sắt thép. Những dòng mũi khoan thường với đầu tù không khoan được trên kim loại do không có đầu nhọn để khoan vào vật liệu. 

    Mũi khoan bê tông SDS Plus khoan sắt tốt
    Mũi khoan bê tông SDS Plus khoan sắt tốt

    Nhưng với các dòng mũi khoan 4 cạnh độ cứng cao hoàn toàn có thể khoan được trên sắt như SDS Max 4. Do vậy, mũi khoan bê tông này có thể khoan cắt được sắt, thép.

    Bạn chỉ nên dùng mũi khoan bê tông khoan sắt khi cần thiết, không có mũi khoan thay thế. Bạn không nên sử dụng thường xuyên để tránh làm hỏng mũi khoan. Sử dụng những mũi khoan chuyên dụng kết hợp với máy khoan chất lượng sẽ đảm bảo hiệu suất công việc tăng cao. 

    Trên đây là những thông tin về phân biệt mũi khoan sắt và bê tông giúp bạn hiểu rõ về từng loại mũi khoan. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng chọn được mũi khoan chất lượng phục vụ tốt cho công việc. 

    4224 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận