0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Lực siết ốc là gì? Cách vặn bu lông, siết ốc mặt máy tiêu chuẩn

Maykhoanmakita.net 2 năm trước 1759 lượt xem

    Lực siết ốc, vặn bu lông là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, lắp ráp hay bảo trì, bảo dưỡng máy móc. Vậy lực siết ốc là gì? Cách vặn bu lông mặt máy như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

    Lực siết ốc là gì?

    Lực siết ốc còn được hiểu là lực siết bu lông. Đây là lực hữu ích, thường được kết hợp với những công cụ có chức năng siết như là tay đòn để tạo thành lực momen xoắn tác động đến đầu bu lông hay đai ốc. Đến khi đạt được lực siết ốc tiêu chuẩn, nó sẽ tạo ra ứng suất căng ban đầu. Lúc này bu lông sẽ được kẹp chặt đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

    Lực siết ốc cho thấy khả năng làm việc của máy siết bu lông
    Lực siết ốc cho thấy khả năng làm việc của máy siết bu lông

    Lực siết ốc thể hiện khả năng làm việc của máy siết bu lông. Lực này mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào đường kính và độ bền của bu lông. Mỗi loại bu lông cần siết với một lực tiêu chuẩn để tạo ra sự chắc chắn đúng kỹ thuật. 

    Lực siết ốc nói chung và lực siết ốc xe máy, lực siết ốc mặt máy,... nói riêng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc lắp ráp, sửa chữa máy móc, thiết bị. Việc tính toán lực siết ốc tiêu chuẩn sẽ giúp các con ốc bu lông được gắn chắc chắn. Từ đó giúp các điểm nối tiếp trong máy móc có sự gắn kết chặt chẽ, không sợ bị lỏng lẻo khi sử dụng. 

    Công thức tính lực siết ốc

    Công thức tính lực siết bu lông dựa vào kích thước của bu lông và đai ốc. Trước hết bạn cần phải xác định kích thước của bu lông. Kích thước này sẽ được tính theo đường kính của ren - d, ví dụ như M2, M3, M4,... Sau đó, bạn tra cứu kích thước của đai ốc (S) khi tiến hành vặn vào bu lông. Hai thông số này tỉ lệ với nhau dựa trên công thức:

    Công thức tính lực siết ốc
    Công thức tính lực siết ốc

    S = 1,5*d

    Trong đó: 

    • S là kích thước ecu vặn vào của bu lông (tức là kích cỡ bulong)

    • d là kí hiệu của đường kính bu lông

    Công thức tính lực xiết này sẽ giúp bạn thực hiện cách vặn bu lông chuẩn xác. Ngoài ra, bạn có thể biết được lực siết bu lông, ốc vít dựa vào bảng bảng tra lực siết bu lông, ốc vít tiêu chuẩn.

    Xem thêm: Hướng dẫn cách tính và tra bảng lực siết bu lông chính xác nhất

    Kiểm tra lực siết bu lông bằng bảng lực siết bu lông tiêu chuẩn

    Khi biết được thông số của bu lông và đai ốc, bạn chỉ cần gióng đường kính thân cùng với kích thước đai ốc ứng với cấp bền của bu lông trong bảng lực siết ốc, bu lông dưới đây. Ô giao nhau giữa 2 thông số sẽ biểu thị cho lực siết của bu lông. Cụ thể như sau:

    Bảng tra lực siết bu lông
    Bảng tra lực siết bu lông

    Cách xác định kích cỡ bu lông

    • Cột thứ nhất - d:  là cột đường kính của từng bu lông từ loại M3 đến M64.

    • Cột thứ 2 - s: biểu thị kích cỡ size của bu lông. Cột này cho biết kích thước của ecu vặn vào bu lông. Người dùng chỉ cần bắt đầu từ cột đường kính bu lông gióng sang ngang thì đó chính là kích cỡ của bu lông.

    • Cột thứ 3 - độ bền bỉ của bu lông (thường được ký hiệu trên đỉnh của bu lông). Khi đó, người dùng chỉ việc xác định đường kính, kích cỡ của bu lông để có thể đối chiếu với độ bền ở từng cột nhỏ là được.

    Cách xác định lực siết ốc tiêu chuẩn

    Bạn dóng từ cột đường kính thẳng sang đến cột độ bền của bu lông và từ cột thứ 3 gióng thẳng xuống. Tại nơi giao nhau giữa hàng thẳng và hàng ngang sẽ chính là lực siết tiêu chuẩn của bu lông đó. Khi đó, người dùng chỉ cần chọn lựa máy siết bu lông có lực siết phù hợp là được.

    Cách vặn bu lông
    Cách vặn bu lông

    Ví dụ: Nếu bạn sử dụng bu lông loại M12, có đai ốc là 18, độ bền là 8.8 thì sẽ có lực siết tiêu chuẩn cần đạt là 79N.m. Tương tự đó thì bu lông M24 thường thấy trên xe tay ga sẽ có đai ốc 36, độ bền là 10.9 và lực siết ốc nồi xe tay ga tiêu chuẩn là 981.

    Đây cũng là cách xác định chung của lực siết ốc xe máy, lực siết ốc mặt máy, và các loại thiết bị, máy móc khác.

    Lưu ý: Bảng lực siết ốc, bu lông này chỉ dùng được với những bu lông mới. Nó sẽ có sai số khi áp dụng với bulong cũ, đã sử dụng nhiều lần hoặc bulong đã được xử lý nhiệt luyện.

    Xem thêm: Máy siết bu lông nội địa Nhật có ưu, nhược điểm gì? Có nên mua không?

    Cách vặn bu lông, siết ốc mặt máy tiêu chuẩn

    Khi đã biết được lực siết ốc phù hợp, bạn tiến hành vặn bu lông và siết ốc. Nhìn chung, cách vặn bu lông khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng cờ lê hoặc máy siết bu lông để thực hiện điều này. Nếu dùng cờ lê, bạn cần dùng lực để xiết. Còn nếu muốn nhanh và không mất nhiều công sức, bạn chọn dùng máy siết bu lông nhé.

    Mọi người có thói quen xiết theo chiều kim đồng hồ và thực hiện lần lượt từng bu lông. Thứ tự siết ốc mặt máy thường dựa vào cẩm nang sửa chữa của từng loại máy. Do đó, để thực hiện cách siết ốc mặt máy đúng tiêu chuẩn, bạn cần hiểu được cả cẩm nang sửa chữa của chúng. 

    Lưu ý: Quá trình tháo và lắp mặt máy thường có thứ tự ngược nhau. 

    Bài viết trên đã cung cấp thông tin về lực siết ốc và cách tính lực siết ốc cụ thể, chi tiết. Ngoài ra, bài viết còn hướng dẫn bạn cách vặn bu lông, siết ốc mặt máy tiêu chuẩn. Mong rằng kiến thức này sẽ hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu mua máy siết bu lông Makita, bạn có thể tham khảo các sản phẩm này tại các đại lý phân phối chính hãng như Maykhoanmakita.net hay maydochuyendung.com để đảm bảo chất lượng, giá tốt nhất.

    1759 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận