Đọc hiểu ý nghĩa thông số kỹ thuật của máy khoan cầm tay
Thông số kỹ thuật của máy khoan cầm tay sẽ phản ánh khả năng làm việc của thiết bị. Khi mua hàng bạn cần phải quan tâm tới những thông số đó để có thể mua được món đồ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Sau đây sẽ là ý nghĩa các thông số kỹ thuật trên máy khoan, mời bạn theo dõi để tăng thêm hiểu biết của mình nhé.
Công suất
Công suất của máy khoan cầm tay là thông số quan trọng nhất của thiết bị. Nó thể hiện khả năng làm việc của máy khoan điện. Công suất sẽ được kí hiệu là W và công suất càng lớn thì máy sẽ làm việc càng mạnh mẽ.
Dựa vào công suất của máy bạn có thể xác định được loại máy phù hợp với công việc của mình. Những máy có công suất dưới 700W thường là máy khoan xoay, khoan kim loại và khoan gỗ. Trên 700W thường là máy khoan động lực và khoảng từ 800W trở đi thường là ở máy khoan bê tông.
Tốc độ không tải
Tốc độ không tải được tính theo vòng/phút. Đây là tốc độ tối đa mà máy khoan hoạt động được khi không phải thực hiện công việc. Thông số này được đưa ra để xác định được khả năng hoạt động tối đa của máy.
Trên thực tế, do lực cản của vật liệu và nhiều lý do khác nên tốc độ không tải của máy sẽ luôn thấp hơn mức tốc độ không tải mà nhà sản xuất đưa ra. Độ khó công việc càng cao thì tốc độ hoạt động của máy cũng thấp dần. Do đó, bạn cần xem kỹ thông số này và cân nhắc để lựa chọn được sản phẩm có mức tốc độ không tải như ý.
Mô men xoắn
Momen xoắn hay còn gọi là lực siết tối đa của thiết bị. Đây là lực sinh ra khi xảy ra hiện tượng vật thể quay quanh trục. Thông số này sẽ có ở máy khoan có khả năng vặn vít. Mô men xoắn càng cao thì quá trình siết vặn của máy khoan sẽ càng nhanh chóng hơn.
Đối với công việc khoan vừa và nhỏ thì bạn nên chọn dòng máy từ 1.200-1.500 v/p và khoan nặng thì từ 2.000 v/p.
Momen xoắn cao kết hợp tới tốc độ không tải lớn sẽ giúp cho khả năng hoàn thành công việc của thiết bị tốt hơn rất nhiều, đặc biệt là khi vặn vít trên những vật liệu cứng chắc.
Xem thêm: Giải đáp các ký hiệu trên máy khoan Makita cực đơn giản, dễ hiểu
Điện áp pin
Đối với dòng máy khoan pin thì điện áp pin càng cao thì công suất khoan càng lớn và khoan được trên các chất liệu có độ cứng cao Tốt nhất để có thể khoan được trên chất liệu tường, gỗ, kim loại bạn nên chọn loại có điện áp pin từ 12V trở lên. Dòng pin lithium-ion là dòng pin sạc hiện đại nhất hiện nay. Chúng sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng ổn định, sạc pin nhanh chóng, tuổi thọ dài và thân thiện với môi trường.
Lực đập J
Lực đập là thông số tác động trực tiếp của máy khoan trên vật liệu. Đối với dòng máy khoan khoan phải khoan trên tường, bê tông… hoặc các vật liệu cứng khác thì năng lượng va đập chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.
Đối với các máy khoan bê tông, lực đập từ 2 - 4J là khá phù hợp. Đối với máy đục bê tông thì lực đập phải từ 5 - 8J mới đáp ứng được việc khoan đục bê tông hạng nặng.
Tốc độ đập
Tốc độ đập cũng là một trong những thông số quan trọng của máy khoan cầm tay. Cũng như lực đập, thông số này thường có ở máy khoan động lực và máy khoan bê tông.
Tốc độ đập sẽ được tính theo lần/phút, là số lần lực búa tác động lên vật liệu trong vòng 1 phút. Tốc độ đập càng cao, thì thiết bị làm việc càng nhanh và càng khỏe.
Tính năng hỗ trợ máy khoan cầm tay dùng pin
Ngoài các thông số kể trên, khi mua máy khoan cầm tay dùng pin bạn cũng cần chú ý tới các tính năng hỗ trợ thiết bị. Ví dụ như: bảo vệ quá tải và xả cạn, không bị phóng điện … cũng tác động trực tiếp đến máy khoan của bạn trong suốt quá trình sử dụng máy khoan
Trên đây là những thông số kỹ thuật của máy khoan cầm tay mà bạn cần phải biết và hiểu về chúng trước để đưa ra quyết định chọn mua sao cho phù hợp nhất. Nếu bạn đang tìm mua máy khoan cầm tay đến từ thương hiệu Makita, bạn có thể đặt hàng trực tiếp tại Maykhoanmakita.net hoặc đến trực tiếp showroom để được tư vấn chuyên sâu hơn. Mọi thông tin chi tiết, vui lòng gọi tới hotline 0904 810 817 (Hà Nội) - 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) nhận hướng dẫn cụ thể.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn