0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Đá mài là gì? Các loại đá mài thông dụng nhất hiện nay

Maykhoanmakita.net 13/05/2024 1343 lượt xem

    Đá mài là phụ kiện quan trọng của máy mài. Vậy đá mài là gì? Cấu tạo đá mài như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đá mài và các loại đá mài thông dụng nhất hiện nay nhé! Mời bạn đọc cùng tham khảo!

    Đá mài là gì?

    Đá mài là gì? Đá mài là phụ kiện dùng cho các loại máy cầm tay như máy mài, máy khoan. Chúng thường có dạng hình tròn với nhiều kích cỡ khác nhau. Các loại đá mài tròn được dùng để mài mòn bề mặt vật liệu, làm phẳng mịn bề mặt và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Ngoài ra, chúng có thể dùng để mài dao trong một số trường hợp. 

    Đá mài dùng cho máy mài cầm tay
    Đá mài dùng cho máy mài cầm tay

    Cấu tạo đá mài

    Cấu tạo đá mài gồm có 2 bộ phận chính: các hạt mài và chất kết dính. Trong đó, hạt mài có nhiệm vụ mài mòn sản phẩm, được làm từ kim cương, cao su, gốm,... Hạt mài còn được phân loại thành hạt mài tự nhiên và hạt mài nhân tạo. Còn chất kết dính trong đá mài có tác dụng liên kết các hạt mài với nhau. Chất này gồm có chất kết dính vô cơ như keramzit, chất kết dính hữu cơ như bakelit, cao su… Chất kết dính quyết định độ cứng và độ bền của đá mài.

    Cấu tạo đá mài gồm hạt mài và chất kết dính
    Cấu tạo đá mài gồm hạt mài và chất kết dính

    Nguyên lý của đá mài như sau: Khi máy mài làm việc, các hạt mài tiếp xúc trực tiếp với bề mặt phôi, sinh ra ma sát. Lực ma sát này làm mòn phôi, đồng thời làm các hạt mài rơi ra khỏi đá mài, tạo thành bụi mài. Sau một thời gian dài sử dụng, đá mài sẽ bị mòn và không thể sử dụng được nữa. 

    Các loại đá mài máy cầm tay phổ biến hiện nay

    Thực tế, có nhiều loại đá mài khác nhau. Các loại đá mài thường được phân chia dựa vào kích thước, kiểu mài hoặc vật liệu làm ra đá mài. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn các loại đá mài thông dụng phổ biến nhất hiện nay.

    Phân loại đá mài theo vật liệu

    • Đá mài thép: Loại đá mài cấu tạo từ các hạt mài corindon với sức công phá lớn. Dòng đá này thường được dùng để mài thô, mài các bề mặt kim loại như gang, thép, sắt, inox,...

    • Đá mài bê tông: Loại đá mài có kích thước đa dạng. Chúng chuyên dùng để mài bề mặt bê tông. Ngoài ra, đá mài bê tông còn có thể xử lý các loại bề mặt kim loại như thép, sắt, inox,...

    • Đá mài hợp kim: Loại đá có cấu tạo là phần hợp kim mỏng từ gắn trên một đĩa thép. Các loại đá mài hợp kim có khả năng mài mòn cực cao. Nó có thể mài được các loại thép siêu cứng như thép sau nhiệt luyện, thép hợp kim làm dao, thép hợp kim trong máy bay tàu vũ trụ,...

    Đá mài thép và đá mài bê tông
    Đá mài thép và đá mài bê tông

    Phân loại đá mài theo kiểu mài

    • Đá mài bóng: Đây là một trong các loại đá mài phổ biến hiện nay. Chúng được dùng để làm bóng các bề mặt sắt, thép, inox, gỗ, kính, hay bê tông. Từ đó mang lại tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

    • Đá mài mịn: Loại đá mài có bề mặt mịn, chuyên dùng để loại bỏ các vết bẩn, vết sơn cũ lâu ngày, chuẩn bị cho bước sơn, phủ vecni mới lên bề mặt sản phẩm.

    Phân loại đá mài theo đường kính

    Các loại đá mài tròn được phân loại theo đường kính đĩa. Cụ thể, người ta chia đĩa mài thành các nhóm sau: 

    • Đá mài 100 mm: Loại đá mài dùng cho các máy có đường kính cỡ 100 mm. Chúng được dùng để mài mòn, tạo nhám, làm mịn bề mặt.

    • Đá mài 150 mm: Loại đá thường dùng hạt mài A30R, tạo độ mài mòn cao. Đá mài 150mm giúp đánh bóng, làm sạch các vết bẩn trên bề mặt rất hiệu quả.

    • Đá mài 200mm; Loại đá này thường được dùng để mài sắt thô.

    • Đá mài 3M: Đây là loại đá mài cao cấp, được làm từ các hạt mài Cubitron II rất cứng. Chúng có khả năng chịu nhiệt tốt, bền bỉ, sắc bén.

    Có nhiều loại đá mài khác nhau
    Có nhiều loại đá mài khác nhau

    Bài viết đề cập đến các loại đá mài máy cầm tay phổ biến hiện nay. Mặt khác, khi nhắc đến đá mài, người ta còn nghĩ đến đá mài dao. Đây lại là một dòng đá mài khác, chuyên dùng để mài sắc cho dao, kéo,...

    Xem thêm: 

    Cách chọn đá mài cầm tay

    Đá mài cầm tay có nhiều loại khác nhau. Để chọn đá mài phù hợp, bạn cần chú ý đến độ hạt và độ kết dính của đá mài. Đây là hai yếu tố quan trọng cấu tạo nên đá mài. 

    Độ hạt của đá mài

    Độ hạt của đá mài cho bạn biết được số lượng hạt mài trên một diện tích đá mài. 

    • Nếu đá mài có độ hạt thấp, khả năng mài mòn không cao. Loại đá mài này thích hợp dùng để mài thô, không quan trọng thẩm mỹ của thành phẩm.

    • Nếu đá mài có độ hạt cao thì khả năng mài mòn lớn. Đá mài sắc bén, thích hợp mài tinh hay dùng trong các trường hợp cần độ thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

    Dựa vào độ hạt và độ kết dính để chọn đá mài
    Dựa vào độ hạt và độ kết dính để chọn đá mài

    Độ kết dính của đá mài

    Độ kết dính của đá mài cho biết độ mạnh liên kết giữa hạt đá mài và đá mài tạo bởi keo dính:

    • Đá mài có độ cứng của keo thấp được thường dùng để mài các loại thép cứng hoặc mài các sản phẩm có bề mặt mài lớn.

    • Đá có độ cứng cứng của keo cao thì dùng cho thép mềm, đá có tuổi thọ cao,…

    Ngoài 2 yếu tố trên, khi chọn đĩa mài, bạn còn cần quan tâm đến 9 yếu tố sau: 

    • Độ cứng của vật liệu phôi -> chọn loại hạt mài và keo phù hợp

    • Lượng dư gia công khi mài -> chọn độ hạt phù hợp

    • Chất lượng bề mặt sản phẩm -> chọn độ hạt phù hợp

    • Loại máy mài sử dụng -> chọn kích thước lắp ghép của đá mài

    • Tốc độ mài và lượng ăn mài -> chọn tốc độ tối đa của đá mài

    • Diện tích bề mặt khi mài -> chọn chiều dày tối đa của đá mài để tối ưu thời gian gia công

    • Tưới nguội khi mài -> chọn độ cứng keo của đá mài phù hợp

    • Yêu cầu kỹ thuật sau nguyên công mài -> các yêu cầu khác

    • Cách sửa đá sau gia công mài -> chọn loại mũi sửa đá cho đá mài phù hợp.

    Bài viết đã giúp bạn hiểu được đá mài là gì và các loại đá mài máy cầm tay phổ biến hiện nay. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về đá mài cũng như các loại máy mài cầm tay Makita, vui lòng liên hệ đến Hotline: 0904 810 817 (Hà Nội) - 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn. Hoặc truy cập website Maykhoanmakita.net để đặt hàng online tại nhà nhé!

    1343 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận