Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy đục bê tông Makita
Máy đục bê tông Makita là dòng sản phẩm có khả năng đập phá cực mạnh, chúng dễ dàng xuyên qua tấm bê tông cứng nhất nên được sử dụng chủ yếu tại các công trường xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết cấu tạo máy đục bê tông Makita, nguyên lý làm việc và cách sử dụng máy an toàn nhất.
Cấu tạo máy đục bê tông Makita
Để sử dụng máy đục bê tông Makita một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu về cấu tạo của máy. Cụ thể, thiết bị sẽ có cấu tạo 3 phần là: thân máy, bộ phận làm việc bên trong máy và phần mũi đục.
Thân máy đục bê tông: Được thiết kế với kiểu dáng tiện lợi. Có tay cầm vừa vặn, nút bấm khá nhẹ, được phân bố hợp lý. Mang lại cảm giác thoải mái, không gây đau mỏi tay khi phải dùng máy trong nhiều giờ đồng hồ. Vỏ máy có khả năng cách điện, cách nhiệt hiệu quả. So với dòng máy đục bê tông của các thương hiệu khác thì sản phẩm của thương hiệu Makita Nhật Bản thường có thiết kế gọn gàng hơn, trọng lượng máy cũng nhẹ hơn hẳn.
Bộ phận làm việc bên trong máy: Sẽ gồm có động cơ, bộ chổi than, cơ cấu chuyển động không gian, bộ truyền động trục khoan, vòng bi, bánh răng, đầu cặp… Máy đục bê tộng đều được trang bị công suất lớn (từ 900W đến 1.500W) mang lại hiệu suất làm việc cao, động cơ hoạt động mạnh mẽ, từ đó có thể tăng năng suất lao động.
Mũi đục: đa số mũi đục sử dụng thường là loại mũi đầu dẹt chuôi lục giác. Công dụng của chúng là giúp bạn thực hiện công việc nhanh và có tính thẩm mỹ hơn, không làm ảnh hưởng đến bề mặt bê tông.
Ngoài ra, máy còn có phụ kiện đi kèm là dây điện (có chiều dài tương đối), mũi đục đi kèm (nếu có), cùng với đó là hộp đựng vô cùng tiện dụng.
Xem thêm: Lỗi thường gặp và cách sửa máy đục bê tông hiệu quả
Máy đục bê tông có nguyên lý hoạt động như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của máy đục bê tông Makita là động cơ chổi than sẽ quay khi nguồn điện được cấp cho máy. Khi đó, mô men xoắn và động cơ sẽ truyền chuyển động đến trục trung gian. Tại đây trục trung gian sẽ tạo ra xung lực, đồng thời thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ là:
-
Cùng với bộ bánh răng để tạo ra lực xoắn truyền chuyển động quay lên trục khoan.
-
Hai là sẽ tạo ra lực xung của búa máy.
Sau đó, máy đục vừa quay và đồng thời vừa tạo ra lực gõ vào trục khoan của máy. Tùy từng model máy khác nhau sẽ làm việc với hiệu suất khác nhau, chúng cũng tùy vào tốc độ đập cũng như công suất của của mỗi máy.
Có thể bạn quan tâm: 3 cách khoan tường không bụi chẳng phải thợ chuyên nghiệp nào cũng biết
Hướng dẫn sử dụng máy đục bê tông an toàn, hiệu quả
Trước khi dùng bất kỳ loại máy nào bạn cũng đều phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý những điều sau:
-
Khởi động nguồn cấp điện trước khi máy khởi động. Tiếp theo đó sẽ điều chỉnh điện áp để tạo nên dòng điện một chiều đi đến than và làm quay động cơ.
-
Khi động cơ quay sẽ truyền chuyển động đến bộ truyền động khiến cho trục gắn với mũi đục cũng quay theo, lúc này máy sẽ thực hiện chức năng đục của mình.
-
Kiểm tra và bảo dưỡng máy định kỳ theo hướng dẫn từ phía nhà sản xuất bởi máy sẽ chỉ hoạt động tốt khi các thành phần, cấu tạo của máy tốt.
-
Sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ khi máy làm việc.
-
Tư thế khoan vững, giữ chắc máy để giảm rung lắc
-
Đánh dấu vị trí để khoan chính xác hơn. Khoan mồi trước, điều chỉnh tốc độ phù hợp.
-
Không để dây điện gần khu vực có nước, vật sắc nhọn.
-
Sau khi sử dụng nên lau chùi sản phẩm sạch sẽ, cất gọn gàng vào hộp đựng.
Trên đây là cấu tạo máy đục bê tông Makita, nguyên lý máy đục bê tông và cách sử dụng hiệu quả. Nếu bạn đang tìm cho mình chiếc máy đục bê tông Makita chính hãng với giá thành tốt nhất thị trường, hãy liên hệ Maykhoanmakita.net theo hotline: Hà Nội - (024) 3793 8604 - 3219 1220, Hồ Chí Minh - (028) 6686 068 để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn