0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Cách chế máy mài dây đai tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Maykhoanmakita.net 1 năm trước 1101 lượt xem

    Máy mài dây đai là một dụng cụ điện dùng trong lĩnh vực cơ khí, gia công đồ gỗ,.... Bạn có thể chế máy mài dây đai hay chế máy mài đai nhám tại nhà một cách đơn giản và dễ thực hiện. Theo dõi bài viết sau để biết chế tạo máy mài dây đai nhé!

    Máy mài dây đai là gì?

    Trước khi biết cách chế máy mài dây đai, chúng ta cùng tìm hiểu về thiết bị này nhé! Máy mài dây đai còn được gọi là máy mài đai nhám, máy mài nhám vải. Chúng có cấu tạo gồm: một motor chính, một quả lô chính gắn trực tiếp lên motor, và 1 tới 3 quả lô phụ, để dẫn lai dây đai, vừa căng dây nhám.

    Máy mài dây đai tự chế
    Máy mài dây đai tự chế

    Máy mài dây đai chuyên dùng để mài các vật liệu gỗ, kim loại,... Dòng dụng cụ này có tính ứng dụng rất cao, được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất, gia công đồ gỗ mỹ nghệ, cơ khí,...

    • Máy mài dây đai giúp đánh bóng bề mặt kim loại, mài mịn bề mặt vật liệu gỗ,… nhanh chóng, hiệu quả.

    • Máy giúp mài những dụng cụ kim loại như dao, kéo,...

    • Thiết bị giúp gia công, tinh chỉnh chi tiết. Chúng rất thích hợp mài phẳng những chi tiết có bề mặt dài.

    Chuẩn bị dụng cụ để tự chế máy mài dây đai

    Để tự chế máy mài đai nhám tại nhà, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau: 

    • Các miếng gỗ như hình minh hoạ.

    • 4 vỏ chai nước bằng nhựa.

    • Jack, công tắc.

    • 1 cuộn giấy nhám.

    • Ốc vít.

    • Motor 12V.

    • 1 đoạn săm ruột xe đạp.

    • Máy khoan pin cầm tay mini. Bạn có thể dùng máy khoan pin Makita.

    Dụng cụ dùng để chế máy mài đai nhám
    Dụng cụ dùng để chế máy mài đai nhám

    Cách chế máy mài dây đai, máy mài đai nhám tại nhà

    Bước 1: Bạn sơn màu lên tấm gỗ để tăng tính thẩm mỹ cho thân đế máy mài. Tùy sở thích mà bạn chọn màu sơn cho máy. Trong bài, tấm gỗ được sơn màu xanh. 

    Sơn màu cho tấm gỗ
    Sơn màu cho tấm gỗ

    Bước 2: Dùng dao hoặc kéo cắt bỏ phần thân của chai nhựa, chỉ giữ lấy phần cổ chai.

    Bước 3: Luồn cổ chai vào thân trụ gỗ có chiều dài vừa phải. Tiếp theo, dùng máy khoan cầm tay thực hiện khoan lỗ và bắt vít vào thân.

    Dùng cổ chai nhựa để chế tạo máy dây đai
    Dùng cổ chai nhựa để chế tạo máy dây đai

    Bước 4: Tiếp tục khoan một lỗ nhỏ ở đường dọc của thân gỗ như hình. Chuẩn bị thêm 3 đoạn sắt nhỏ dài 3cm để thực hiện như hình minh hoạ bên dưới.

    Khoan lỗ nhỏ trên thân gỗ
    Khoan lỗ nhỏ trên thân gỗ

    Bước 5: Dùng giấy nhám để làm thành một vòng dây đai. Dùng keo con chó để vòng dây nhám kết dính chắc hơn.

    Dùng giấy nhám tạo thành một vòng dây đai
    Dùng giấy nhám tạo thành một vòng dây đai

    Bước 6: Cắt thành những miếng gỗ nhỏ và sơn màu đỏ (nếu thích). Sau đó khoan và bắt vít, sắp xếp chúng như hình minh họa dưới.

    Cắt thành những miếng gỗ nhỏ và sơn màu đỏ
    Cắt thành những miếng gỗ nhỏ và sơn màu đỏ

    Bước 7: Lắp công tắc cho máy mài dây đai tự chế. Một đầu của Jack sẽ lắp, hàn chắc vào công tắc, đầu còn lại sẽ lắp vào mô tơ. Tiếp theo, dùng súng bắn keo để dán jack cắm và công tắc gọn vào.

    Lắp công tắc
    Lắp công tắc

    Như vậy, bạn đã hoàn thiện cách chế máy mài đai nhám tại nhà. Phương pháp này khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý thao tác cẩn thận, tránh làm hỏng máy. 

    Xem thêm: Cách chế máy cắt sắt mini từ máy mài đơn giản ,chi tiết

    Lưu ý khi sử dụng máy mài dây đai

    Bên cạnh việc hướng dẫn cách chế máy mài dây đai, bài viết còn gửi đến bạn những lưu ý khi sử dụng máy mài đai nhám. Khi vận hành máy, bạn nên ghi nhớ những vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả công việc cũng như giúp máy tăng tuổi thọ.

    • Khi làm việc với máy mài dây đai hoặc bất cứ dụng cụ điện cầm tay nào (máy mài góc, máy cưa, máy cắt,… ) bạn cần sử dụng đồ bảo hộ lao động. Bao gồm khẩu trang và kính bảo hộ để tránh bụi bay vào mắt hoặc gây khó thở. Nếu máy quá ồn, bạn nên dùng thêm bịt tai để giảm thiểu tiếng ồn.

    • Không làm việc với máy mài dây đai gần vật dễ bén lửa, tránh tình trạng gây cháy nổ.

    • Khi vận hành, máy mài dây đai nên để tốc độ càng cao càng tốt. Vì lực ma sát sẽ càng tăng, độ rung lặp của máy cũng sẽ đạt trạng thái cân bằng tốt hơn.

    • Khi máy làm việc sẽ rung và ồn. Bạn cần đảm bảo chân máy tiếp đất tốt. 

    Cách chế máy mài dây đai tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Thực tế, máy mài đai nhám chế vẫn còn nhiều khuyết điểm, chưa được chắc chắn và an toàn. Do đó, nếu muốn dùng máy mài đai nhám để làm việc chuyên nghiệp, bạn nên mua máy mài dây đai chuyên dụng. Hoặc bạn có thể dùng dòng máy chà nhám Makita, máy mài Makita để thay thế máy mài dây đai. 

    Nếu bạn có nhu cầu sử dụng máy mài, máy chà nhám chuyên dụng, vui lòng liên hệ Hotline: 0904 810 817 (Hà Nội) - 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn. Hoặc truy cập website Maykhoanmakita.net để đặt hàng online tại nhà nhé!

    1101 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận