So sánh, nhận biết các loại inox thông dụng: 304, 201, 403
Các loại inox thông dụng như 304, 201, 403 được dùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được các loại inox này. Hãy cùng chúng tôi so sánh các loại inox thông qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm của các loại inox phổ biến hiện nay
Trước khi so sánh các loại inox, chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm của chúng. Cụ thể như sau:
Đặc điểm của inox 304
Inox 304 là một trong những loại inox tốt nhất hiện nay. Chúng có hàm lượng niken ở mức 8%. Loại inox này có đặc tính tạo hình và hàn tốt cùng khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa hiệu quả. Bạn có thể dùng inox 304 để tạo thành hình dạng khác nhau và có thể dùng được mà không cần ủ.
Chất lượng của inox 304 cao hơn hẳn các loại khác. Nó cũng có mức giá cao hơn dòng inox thông thường. Loại inox này được dùng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm. Ngoài ra, inox 304 có thể dùng trong kiến trúc nội thất, thiết bị khai thác mỏ, hệ thống lọc nước,...
Đặc điểm của inox 201
Inox 201 cũng là một trong những loại inox được ưa chuộng hiện nay. Đặc điểm của inox 201 là: có tính bền, khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt tốt. Dễ bảo trì, vệ sinh và có tính thẩm mỹ cao. Hơn nữa, giá của inox 201 khá rẻ và ổn định.
Inox 201 được dùng rộng rãi trong đời sống. Chúng được dùng để làm các thiết bị gia dụng nhà bếp như dụng cụ ăn uống. Ví dụ như muỗng, nĩa, khay, nồi, chảo… Người ta cũng dùng nó để làm các tấm lưới chống muỗi, ngành công nghiệp, quảng cáo…
Đặc điểm của inox 403
Inox 403 có độ cứng thấp, khả năng chống ăn mòn hợp lý và các đặc tính cơ học cao. Chúng chịu nhiệt và có nhiệt độ mở rộng vào khoảng 1300 độ F. Loại inox này có độ bền và khả năng chống lại các hiện tượng oxy hóa hay khả năng chống ăn mòn tương đối thấp.
Inox 403 được dùng để làm những sản phẩm ít đòi hỏi khả năng chống ăn mòn cao, với môi trường ít tiếp xúc với nước, các dung dịch. Ví dụ lưỡi máy nén, bộ phận tuabin…
Xem thêm: Inox là gì? Các loại inox phổ biến hiện nay và đặc điểm
So sánh các loại inox
Điểm giống nhau giữa các loại inox
Nhìn chung, giữa inox 304, 201 và 403 cũng có điểm giống nhau. Cụ thể như sau:
-
Các loại inox đều có khả năng chịu nhiệt tốt.
-
Chúng có độ bền cao, không bị biến dạng khi va đập.
-
Inox có phản ứng kém với từ nên có khả năng chống nhiễm từ tốt.
-
Các loại inox có hàm lượng crom càng cao thì khả năng chống ăn mòn càng mạnh.
-
Inox có khả năng gia công, cắt gọt tuyệt vời, có độ bóng bề mặt sau khi cắt gọt.
-
Chúng cũng có khả năng chống bám dính, dễ dàng vệ sinh, làm sạch.
-
Các loại inox đều được ứng dụng trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, thực phẩm, dược phẩm…
Điểm khác nhau giữa các loại inox
Khác nhau |
Inox 201 |
Inox 304 |
Inox 316 |
Inox 403 |
Thành phần |
4,5% Niken và 7,1% Mangan |
8,1% Niken và 1% Mangan |
10-14% Niken, 2% Mangan |
không có Niken, có 1% Mangan |
Khối lượng |
Thấp |
Cao |
Cao |
Thấp |
Nhiệt độ |
Trong khoảng 1149°C đến 1232 °C |
Tối đa 925°C |
Trong khoảng 870°C đến 925 °C |
Trong khoảng 815°C đến 870 °C |
Chống nhiễm từ |
Nhiễm từ nhẹ |
Không nhiễm từ |
Không nhiễm từ hoặc nhiễm từ tỷ lệ ít |
Nhiễm từ cao |
Giá thành |
Vừa phải |
Cao |
Cao |
Thấp |
Chống ăn mòn |
Trong môi trường ăn mòn vừa và nhẹ |
Trong mọi điều kiện khắc nghiệt |
Trong mọi điều kiện môi trường, cao hơn inox 304 |
Trong acid hữu cơ và axit nitric, môi trường ăn mòn nhẹ. |
Độ cứng, độ bền |
Cao nhất |
Cao nhưng kém hơn inox 201 |
Coa nhưng kém hơn inox 304 |
Thấp nhất trong 4 loại |
Quan sát bên ngoài |
Có độ sáng bóng nhưng không bằng inox 304 |
Có độ sáng bóng nhưng hơi đục. |
Có độ sáng bóng nhưng hơi đục. |
Sáng bóng lúc đầu, sau một thời gian đổi màu nhanh chóng. |
Ứng dụng |
Thiết bị gia dụng , trong lĩnh vực quảng cáo, trang trí nội thất… |
Phổ biến hết trong mọi lĩnh vực, điều kiện môi trường khác nhau. |
Trong các lĩnh vực kiến trúc, giao thông vận tải và công nghiệp. |
Những sản phẩm ít đòi hỏi khả năng chống ăn mòn cao, với môi trường ít tiếp xúc với nước, các dung dịch |
Cách nhận biết inox thật giả
Bên cạnh việc so sánh các loại inox, bài viết còn giúp bạn biết cách nhận biết inox thật giả. Đây cũng là cách nhận biết inox 304 và 316, 201.
-
Bạn dùng nam châm để kiểm tra khả năng chống nhiễm từ của các loại inox. Loại nào không hút nam châm thì chính là inox 316 hoặc inox 304. Nếu hút nam châm rất nhẹ thì là inox 201. Nếu hút nam châm cực mạnh thì là inox 430.
-
Bạn có thể dùng hoá chất để kiểm tra inox. Bạn dùng axit hoặc thuốc thử chuyên dụng. Nếu không có phản ứng là inox 304, có phản ứng sủi bọt là 201. Với thuốc thử chuyên dụng inox 201 sẽ chuyển sang màu đỏ gạch còn inox 304 sẽ là màu xám.
Bài viết đã so sánh các loại inox và hướng dẫn bạn cách nhận biết các loại inox thông dụng: 304, 201, 403. Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi website Maykhoanmakita.net để biết thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn