0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Inox là gì? Các loại inox phổ biến hiện nay và đặc điểm

Maykhoanmakita.net 1 năm trước 232 lượt xem

    Inox là một loại vật liệu quen thuộc trong cuộc sống. Vậy inox là gì? Đặc điểm và các loại inox phổ biến hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

    Inox là gì?

    Nhiều người thắc mắc inox là kim loại gì, inox có phải là kim loại không,... Inox còn được gọi là thép không gỉ, thép trắng. Đây là một dạng hợp kim của sắt, chứa tối thiểu 10,5% Crom nên ít bị ăn mòn, ít bị biến màu hơn so với các loại thép. Bên cạnh đó, sự kết hợp các thành phần như Crom (Cr), Niken (Ni), Nito (N) đã tạo nên những tính chất cơ lý khác nhau của Inox.

    Inox là kim loại gì?
    Inox là kim loại gì?

    Như vậy, inox là hợp kim của sắt với kim loại. Nó cũng là một loại kim loại, tương tự như sắt, thép, nhôm, đồng,... Cụ thể hơn, bạn có thể gọi inox là thép không gỉ.

    Đặc điểm của inox

    Sau khi biết được inox là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về đặc tính của inox. Nhìn chung, inox sở hữu những đặc điểm sau: 

    • Tốc độ hóa bền rèn cao.
    • Độ dẻo lớn.
    • Độ cứng và độ bền vượt trội hơn hẳn so với các loại kim loại khác. 
    • Độ bền nóng vượt trội, chịu sự ăn mòn lớn. 
    • Dù ở nhiệt độ thấp nhưng nó vẫn đảm bảo độ dẻo dai tuyệt vời. 
    • Phản ứng từ kém hơn (chỉ riêng với dòng thép Austenit).
    • Inox có tính thẩm mỹ cao, dễ vệ sinh và làm sạch. 
    • Inox có khả năng tái chế cao.
    Ứng dụng của inox
    Ứng dụng của inox

    Ứng dụng của inox

    Inox có tính ứng dụng cao. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thế:

    • Trong dân dụng: Thiết bị vật tư y tế, vật liệu trang trí nội thất cho các nhà hàng, khách sạn, ga tàu, bến xe và nơi công cộng.... Inox được dùng để sản xuất đồ gia dụng như phụ kiện nhà bếp, bồn chứa nước, lò nướng, bếp ga, bếp công nghiệp, dụng cụ nhà bếp, thiết bị khử mùi, thiết bị vệ sinh,...
    • Trong công nghiệp: Inox được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, cả công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Ví dụ: Công nghiệp đóng tàu, CN dầu khí ( đường khí dẫn dầu và khí ga công nghiệp), công nghiệp luyện clanke ở các nhà máy xi măng. Các công trình thủy điện, các nhà máy hóa chất. Hoặc inox phục vụ các ngành hóa thực phẩm như: Các nhà máy đồ hộp, nhà máy bia, nhà máy hóa chất, nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh,... 

    Các loại inox phổ biến 

    Trên thị trường có rất nhiều loại inox khác nhau. Người ta thường phân loại inox theo hai cách: phân loại theo hình dáng và phân loại theo thành phần thép cấu thành. 

    Có nhiều loại inox khác nhau
    Có nhiều loại inox khác nhau

    Phân loại inox theo hình dạng

    • Inox dạng tấm 304: Thép không gỉ 304 có dạng tấm phẳng được cắt từ các dải thép nguyên liệu. Sau khi được cán mỏng qua máy sẽ cho ra tấm có chiều dài, bề rộng và độ dày xác định.

    • Inox dạng hộp: Loại inox được chế tạo từ chất liệu thép không gỉ theo hình dạng hộp. Chúng có nhiều kích thước khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.

    • Thanh V Inox: Thanh V inox gồm 2 cạnh tạo với nhau 1 góc giống với chữ V. Loại thép không gỉ này có giá tốt, chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.

    • Cây Inox đặc: Loại inox có độ cứng cao, sức chịu lực tốt, được chế tạo với hình dạng tròn, lục giác, hình vuông … và kích thước khác nhau.

    • Inox ống: loại thép không gỉ có dạng tròn, dạng thuôn.

    • Inox cuộn: Là loại inox được gia công thành dạng cuộn.

    • Inox màu: Được làm từ ống thép không gỉ. Loại inox này được sản xuất trên công nghệ mạ chân không PVD hiện đại, tạo ra nhiều màu sắc khác nhau.

    Inox có nhiều loại khác nhau
    Inox có nhiều hình dáng khác nhau

    Phân loại inox theo thành phần thép cấu thành

    • Austenitic ( SUS 304, 301, 306, 310, 312,…): Loại inox này chứa 16% crom, ít nhất 7% niken và carbon 0.08% max. Chúng có khả năng không nhiễm từ hoặc ít nhiễm từ, khả năng chịu ăn mòn cao, dễ uốn, dễ hàn và mềm dẻo.

    • Martensitic: Loại inox này có công thức chứa khoảng 11% đến 13% Cr. Đặc điểm của chúng là chịu lực rất tốt, độ cứng cao và chịu được sự ăn mòn tương đối.

    • Ferritic (SUS 430, 410, 409): có chứa từ 12% đến 17% crom. Loại inox này có tính chất cơ lý giống với thép mềm, chịu ăn mòn cao hơn thép mềm.

    • Austenitic-Ferritic (Duplex) (LDX 201, SAF 204, 205, 253): có chứa Ni ít hơn dòng inox Austenitic. Chúng có độ bền và độ chịu lực cao.

    Xem thêm: Hướng dẫn cách khoan inox đúng kỹ thuật, không cháy mũi

    Inox và sắt cái nào cứng hơn?

    Bạn đã biết inox là kim loại gì, vậy inox và sắt cái nào cứng hơn? Hãy cùng chúng tôi so sánh inox và sắt để biết được câu trả lời nhé!

    Yếu tố đánh giá Inox Sắt
    Nhiệt độ nóng chảy 1400-1450 °C (inox 304) 1538 °C
    Tính dẫn điện Tính dẫn điện thấp. Tùy vào từng loại inox mà chúng có thể có từ tính hoặc không Tính dẫn điện cao và có từ tính
    Khả năng gia công Có độ bền cao, tính dẻo kém, khả năng gia công và tạo hình thấp

    Cứng hơn so với inox, có thể chịu được tác động lực cao hơn, khả năng gia công và tạo hình tốt hơn

    Oxy hóa Khả năng bị oxy hóa của inox 304 thấp, inox 210/430 cao Khả năng bị oxy hóa – gỉ của sắt cao hơn so với các loại inox nếu sắt không có lớp sơn bảo vệ
    Ứng dụng Inox được dùng nhiều trong ngành công nghiệp nặng và nhẹ, thiết bị gia dụng, dụng cụ y tế; dùng cho các công trình đặc trưng (xây dựng cầu đường,công trình gần biển,…). Chúng ít sử dụng trong cơ khí dân dụng. Sắt được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí dân dụng. Chúng được dùng để thi công cổng sắt, cửa đi, rào chắn, lan can ban công sắt… vì khả năng tạo hình đa dạng phong phú hay dùng làm phụ kiện máy móc.
    Giá thành Đắt hơn nhiều so với sắt Rẻ bền đẹp

    Inox và thép loại nào cứng hơn?

    Như đã nhắc đến, inox là thép không gỉ. Vậy inox và thép loại nào cứng hơn? Được biết, độ cứng của thép được quyết định bởi các thành phần nguyên tố cấu tạo nên nó. Đặc biệt, thành phần của thép có chứa nguyên tố kim loại chống oxy hóa nên khả năng chống gỉ sét khá kém.

    Inox và thép loại nào cứng hơn?
    Inox và thép loại nào cứng hơn?

    Còn inox có chứa các nguyên tố như Carbon, Niken, Molypden, Mangan,…giúp tăng cường khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa tốt hơn, đồng thời gia tăng độ cứng cho vật liệu. Vì thế, inox được đánh giá là có độ cứng tốt hơn thép, độ bền và tuổi thọ cũng cao hơn.

    Bài viết đã giúp bạn giải đáp các câu hỏi như inox là kim loại gì, inox và sắt cái nào cứng hơn,... Hy vọng kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn. Theo dõi website Maykhoanmakita.net để cập nhật nhiều thông tin mới nhé!

    232 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận