Sơ đồ và cách đi đường ống nước nhà tắm đơn giản, chi tiết
Đi đường nước nhà tắm đúng kỹ thuật đảm bảo hệ thống cấp thoát nước hoạt động hiệu quả, không bị tắc nghẽn. Trong bài viết sau, chúng tôi xin gửi đến bạn sơ đồ và cách đi đường ống nước nhà tắm đơn giản, chi tiết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Quy định về cách đi đường ống nước nhà tắm
Trước khi biết vẽ sơ đồ đường nước nhà tắm và các đi đường nước nhà tắm, bạn cần nắm rõ những quy định sau:
-
Về đường ống thoát nước: Khi thiết kế đường ống nước nhà tắm, bạn cần đảm bảo hệ thống thoát nước được âm dưới mặt nền hoặc âm dưới sàn nhà. Như vậy, nước thải ra mới có độ dốc để thoát vào hộp kỹ thuật.
-
Về đường ống cấp nước: Đường ống cấp nước cũng cần được thiết kế âm, gắn trên tường.
-
Đường ống nước nhà tắm phải được tách biệt với hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh (bồn cầu, bồn tiêu) và hệ thống thoát nước rửa (bồn tắm, sàn).
-
Khi thiết kế, chiều dài đường ống nước nên được thiết kế ngắn nhất có thể.
-
Hệ thống đường nước nhà tắm không được đi qua phòng ngủ hoặc phòng khách.
-
Khi thiết kế đường ống nhà vệ sinh, nhà tắm, cần đảm bảo có thể dễ dàng kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi cần thiết.
Thiết kế sơ đồ đường ống nước nhà tắm
Sơ đồ đường ống nước nhà tắm là một trong những bản vẽ quan trọng khi bắt xây nhà. Bản vẽ này giúp người thợ điện nước dễ hình dung hơn công việc của mình. Đồng thời dựa vào sơ đồ mà lắp đặt hệ thống nước hoàn chỉnh.
Khi thiết kế đường nước trong nhà tắm, nhà vệ sinh, người kiến trúc sư phải nhìn bao quát tổng thể nhà tắm. Từ đó bố trí sắp xếp hệ thống cấp thoát nước cho phù hợp. Vì diện tích của phòng tắm mỗi nhà là khác nhau nên cần cẩn thận trong khâu này. Tuy nhiên, nhìn chung các bước thiết kế sơ đồ đường nước nhà tắm tiêu chuẩn sẽ như sau:
Lên sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước
Trước tiên, ta phải thiết lập sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước. Sơ đồ này cho ta biết được nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp thoát nước trong nhà. Từ đó xác định được nhiều vị trí như ống cấp nước, ống thoát nước, máy bơm,..
Thiết kế sơ đồ mặt bằng cấp thoát nước
Sau khi có sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước, bạn thiết kế sơ đồ mặt bằng. Bạn bố trí những thiết bị sau sao cho hợp lý, tiết kiệm không gian và đảm bảo tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
-
Những hộp gen chứa.
-
Các đường ống nước nóng và lạnh
-
Đường ống cấp thoát nước.
Lưu ý: Máy bơm, đồng hồ nước hay bể tự hoại,... thường xuyên được kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng. Do đó, bạn cần lắp chúng tại những vị trí thuận tiện.
Triển khai chi tiết sơ đồ lắp đặt
Tiếp theo, chúng ta triển khai chi tiết bản vẽ cấp thoát nước. Bạn cần xác định lại chính xác vị trí của các đường ống cũng như các thiết bị cần lắp đặt. Bạn nên thiết kế chi tiết trên cả mặt bằng và mặt cắt của bản thiết kế để quá trình thi công lắp đặt được thuận tiện hơn.
Xem thêm:
- Cách lắp đặt đường ống nước trong nhà đơn giản, nhanh chóng
- Sơ đồ đường ống nước bình nóng lạnh và cách lắp đặt chi tiết
Cách đi đường ống nước nhà tắm
Khi đã có sơ đồ đường nước nhà tắm, bạn bắt tay vào việc đi đường nước nhà tắm. Bạn chỉ cần lắp đặt theo đúng như thiết kế đã dựng sẵn. Trước tiên, bạn lắp phần thô của ngôi nhà. Sau đó, tiến hành lắp đặt các vật liệu.
Khi thiết kế cũng như lúc đi đường ống nước, bạn cần đảm bảo hệ thống ống nước có đầy đủ các chi tiết sau:
-
Đường cống thoát nước chính
-
Cửa thăm
-
Có thông khí
-
Đường ống thoát nước, ống ngang, ống thoát nước dọc.
-
Bẫy nước giúp ngăn mùi hôi
-
Các thiết bị vệ sinh cần dùng.
Nguyên tắc lắp đặt đường ống thoát nước nhà tắm, nhà vệ sinh
Vị trí lắp đặt ống thoát nước
-
Chiều cao của ống thoát bồn cầu cần cách mặt sàn 15cm – 20cm. Tim ống thoát cách tường chưa trát từ 30 – 32cm tùy theo loại bồn cầu.
-
Hệ thống ống thoát sàn nên đặt ở góc trong cùng của nhà tắm. Tim ống thoát sàn cách tường 15x15cm.
-
Đường ống thoát lavabo được đục thẳng dưới nền lên tim lỗ thoát cách nền nhà đã ốp khoảng 60cm.
-
Kích thước đầu chờ ống thoát nước bồn tắm nằm và bồn tắm đứng phải dựa trên kích cỡ loại bồn được sử dụng để bố trí ống thoát chờ.
Tiêu chuẩn về cách bố trí ống cấp nước
Nước cấp chảy từ trên xuống các thiết bị thì ống sẽ chạy ngang. Ống cấp nước chạy ngang sẽ thu lại bắt đầu từ trục cấp chính. Nếu đầu chờ của thiết bị có dùng nước nóng và lạnh thì ống cấp nước nóng thường được đặt ở bên trái, ống cấp nước lạnh lắp ở bên phải.
Nước cấp đi từ trên xuống qua bình nóng lạnh đường ống chạy ngang cách nền tầm 75cm. Đường ống này sẽ được chia ra làm 2 nhánh.
-
Nhánh 1 rẽ trái cách 50cm chạy xuống 20cm sẽ là vòi rửa. Sang ngang 30cm là tới vòi sen tắm và cách 70cm là chậu rửa mặt.
-
Nhánh 2 đi từ bình nóng lạnh xuống cách nền nhà tắm 15cm rẽ phải cách 1m là bồn cầu.
Tiêu chuẩn đường kính ống trong nhà tắm
Kích thước đường ống nước cho nhà tắm cũng cần được chú ý. Chúng cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
-
Ống thoát nước chính phải có đường kính >20mm.
-
Ống thoát dọc (ống chính theo phương đứng) có đường kính >78mm.
-
Ống ngang (các ống nằm ngang) không nghiêng quá 45 độ, đường kính > 38mm
-
Ống cho bồn tắm, bồn rửa mặt phải có đường kính >38mm
-
Đường kính ống cấp nước có đường kính tối thiểu >20mm
-
Đối với nhà cao tầng ( từ 7 đến 10 tầng) sẽ có áp lực nước lớn. Do đó, các ống cấp nước nhánh có thể sử dụng thêm ống phụ khoảng 20mm.
-
Ống thông khí có đường kính là 34mm.
-
Ống hút mùi kích thước là 90mm.
Bài viết đã hướng dẫn bạn thiết kế sơ đồ đường nước nhà tắm và cách đi đường nước nhà tắm. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về bài viết, vui lòng liên hệ Hotline: 0904 810 817 (Hà Nội) - 0979 244 335 (Hồ Chí Minh). Theo dõi website Maykhoanmakita.net để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn