0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Các lỗi thường gặp và cách sửa máy mài cầm tay chi tiết

Maykhoanmakita.net 2 năm trước 1251 lượt xem

    Máy mài cầm tay là dụng cụ điện phổ biến hiện nay. Trong quá trình sử dụng, máy sẽ không tránh khỏi việc bị hỏng hóc, trục trặc. Hiểu được điều này, bài viết sau sẽ giúp bạn biết được các lỗi thường gặp ở máy mài. Đồng thời hướng dẫn cách sửa máy mài cầm tay chi tiết, đúng kỹ thuật. Mời bạn đọc theo dõi!

    Các lỗi thường gặp ở máy mài 

    Biết được nguyên nhân gây ra lỗi ở máy mài sẽ giúp bạn sửa máy mài cầm tay nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tự sửa máy mài tại nhà khi máy bị hỏng đơn giản. Với trường hợp máy bị hỏng nặng, bạn nên mang thiết bị đến các cơ sở sửa chữa uy tín. Dưới đây là một số lỗi cơ bản thường gặp ở máy mài, mời bạn đọc tham khảo!

    Máy mài bị nóng là lỗi thường gặp
    Máy mài bị nóng là lỗi thường gặp

    Máy mài bị nóng

    Khi máy hoạt động liên tục trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng quá tải, làm máy bị nóng lên. Giải pháp cho tình trạng này là cho máy ngừng hoạt động, tạm nghỉ từ 10 đến 15 phút trở nên. Có một số dòng máy mài cầm tay Makita cao cấp được trang bị tính năng tự ngắt khi quá tải. 

    Đĩa mài bị vỡ, mẻ

    Có nhiều lý do khiến đĩa mài bị vỡ, mẻ. Có thể do bạn dùng sai loại đĩa mài với vật liệu gia công. Hoặc do bạn đã tác động 1 lực quá mạnh lên máy khi làm việc khiến chúng bị rạn, nứt, vỡ... Ngoài ra, nếu bạn dùng đá mài có chất lượng kém cũng có thể gây vỡ, mẻ khi vận hành máy. 

    Xem thêm: Top 5 máy mài góc 150mm chất lượng nhất hiện nay

    Máy mài hoạt động yếu

    Khi máy hoạt động yếu, bạn hãy xem lại nguồn điện của thiết bị. Có thể bạn đã không đấu dây điện máy mài vào trực tiếp nguồn 220V, mà nối qua ổ cắm dây dẫn. Điều này khiến dòng điện tải bị suy giảm ảnh hưởng đến khả năng làm việc của máy. Nhưng tốc độ máy mài quay sẽ không bị giảm đáng kể. 

    Cần kiểm tra và sửa máy mài cầm tay nếu thiết bị hoạt động yếu
    Cần kiểm tra và sửa máy mài cầm tay nếu thiết bị hoạt động yếu

    Nếu kiểm tra nguồn điện không gặp vấn đề gì mà máy vẫn hoạt động chậm hơn bình thường, bạn cần xem xét động cơ bên trong của máy. Ví dụ chổi than bị mòn cũng làm máy hoạt động yếu hơn. Lúc này, bạn sửa chưa máy mài cầm tay bằng cách thay chổi than cho động cơ. 

    Máy phát ra tiếng ồn lớn, có mùi khét

    Các dòng máy mài góc như máy mài góc Makitamáy mài khuôn Makita đều có mức độ quy định tiếng ồn riêng. Nếu bạn thấy máy mài phát ra tiếng ồn lớn hơn bình thường thì có thể do bạn đã sử dụng máy quá tải hoặc động cơ máy đã bị hỏng. 

    Trong một số trường hợp, máy kêu to và có mùi khét. Lúc này, bạn lập tức tắt máy, ngắt nguồn điện và kiểm tra lại thiết bị xem máy xem có kẹt hay vướng gì không. Mang dụng cụ đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa để được hỗ trợ. 

    Công tắc máy mài bị kẹt

    Công tắc máy mài là bộ phận quan trọng. Nếu công tắc bên ngoài bị kẹt, có thể bên trong bộ phận này bị bám bụi hoặc công tắc máy mài đã bị hỏng. Bạn cần kiểm tra để sửa lỗi đúng nhất.

    Công tắc máy mài Makita
    Công tắc máy mài Makita

    Xem thêm: Phân loại công tắc máy mài Makita và cách sửa chữa, chọn mua

    Máy mài cầm tay không vào điện

    Đây cũng là một lỗi cơ bản thường gặp khi dùng máy mài cầm tay. Với máy mài dùng điện, bạn kiểm tra dây dẫn điện và phích cắm xem có bị hỏng hóc không. Với máy mài dùng pin, cách sửa máy mài pin đó là bạn kiểm tra xem pin đã được lắp đúng cách chưa, pin còn điện không? Nếu pin hết điện thì cần sạc nhanh cho nó. Còn nếu pin đã quá cũ thì xem xét thay thế pin nếu cần thiết. 

    Cách sửa máy mài cầm tay

    Với mỗi lỗi sẽ có cách sửa chữa máy mài cầm tay khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số cách sửa máy mài cầm tay nói chung và cách sửa máy mài Makita nói riêng mà bạn có thể tự làm tại nhà. Với trường hợp máy mài hỏng quá nặng, bạn nên mang đến cửa hàng sửa chữa để được hỗ trợ.

    Cách thay công tắc máy mài

    Công tắc không nhạy có thể do bị kẹt bởi bụi bẩn hoặc do bị mòn, hỏng cần thay mới. Cách kiểm tra và thay công tắc máy mài cầm tay như sau: 

    Bước 1: Dùng bút thử điện nhấn mạnh vào khe ở dưới công tắc. 

    Cách sửa lỗi công tắc máy mài do bụi bẩn bên trong máy mài
    Vệ sinh công tắc máy mài

    Bước 2: Tháo phần tay cầm ra và dùng bút thử điện nậy bộ phận công tắc phía dưới (bên trong máy). Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn bám bên trong khu vực công tắc. Nếu do công tắc bị mòn hỏng thì thay thế bằng công tắc mới. 

    Thao tác lấy công tắc ra khỏi máy
    Thao tác lấy công tắc ra khỏi máy

    Để lấy công tắc máy mài ra, cần thao tác như hình dưới và lắp công tắc máy mài mới sẽ thực hiện ngược lại.

    Cách thay chổi than cho máy mài

    Nếu chổi than bị mòn, cách sửa máy mài cầm tay chính là thay thế chổi than mới cho động cơ. Tùy vào cấu tạo của từng loại máy mà chổi than được đặt ở vị trí khác nhau. Có máy chỉ cần sử dụng tua vít để vặn mở chốt trên thân máy là có thể tháo được chổi than cũ ra. Có máy cần mở toàn bộ khung thân (vỏ máy) mới thay được chổi than. 

    Khi tháo được chổi than cũ, bạn lắp chổi than mới vào. Cần gắn phần than vào đúng vị trí trên máy mài, sau đó gắn lưỡi gài dây đồng (dây truyền động chổi than) vào vị trí (như hình 2) có nhiệm vụ tản nhiệt cho chổi than. 

    Thay chổi than là cách sửa máy mài Makita đơn giản
    Sửa máy mài bằng cách thay chổi than

    Lưu ý: Lắp than vào nhớ lắp đúng vị trí, phần dây truyền động hướng ra ngoài (như hình 2) để không bị vướng vào lò xo. Ngoài ra, cần chọn đúng loại chổi than phù hợp cho máy.

    Cách thay nhông máy mài cầm tay

    Khi vận hành, máy bị rung, lắc mạnh, kêu to thì có thể nhông máy mài bị mòn hay khô dầu. Nhông máy mài nằm ở phần trục đầu của thiết bị. Khi mua nhông máy mài, cần chọn cho đúng loại nhông phù hợp. Nếu hết mỡ hoặc ít thì cần tra thêm đủ mỡ để máy được vận hành trơn tru, giảm sự ma sát.

    Thay nhông máy mài cầm tay
    Thay nhông máy mài cầm tay

    Cách thay rotor và stator cho máy mài

    Roto và stato là bộ phận quan trọng trong động cơ máy mài. Nếu chúng bị hỏng, việc sửa chữa máy mài cầm tay cần được thực hiện nhanh chóng. Bạn cần thay thế rotor và stator mới cho máy. 

    Cách thay rotor cho máy mài cầm tay như sau:

    Bước 1: Trước tiên, tháo mở vỏ máy để lộ ra động cơ. 

    Tháo rotor ra khỏi máy
    Tháo rotor ra khỏi máy

    Bước 2: Chuyển gioăng cao su từ rotor cũ sang mới, còn nếu gioăng cao su có dấu hiệu rách, không thể sử dụng được nữa, cũng cần tiến hành thay mới luôn. 

    Bước 3: Dùng cờ lê số 10 để lấy bánh răng ra. Sau đó dùng dụng cụ để nậy thanh nhôm đang cố định trên rotor ra.

    Dùng cờ lê 10 lấy bánh răng
    Dùng cờ lê 10 lấy bánh răng

    Bước 4: Lắp ngược lại với các thao tác trên cho rotor mới. Đầu tiên dùng búa đóng thanh nhôm vào rotor mới như hình dưới. Phương pháp này sẽ giúp lực đóng đều và thanh nhôm vào khớp với rotor mà không làm hư hại các chi tiết xung quanh máy mài.

    dùng búa đóng thanh nhôm vào rotor mới
    Dùng búa đóng thanh nhôm vào rotor mới

    Cách thay stator cho máy mài cầm tay

    Bộ phận stato của máy mài rất khó bị hỏng. Nhưng nếu bị hỏng, cách sửa máy mài đơn giản nhất là thay mới stator. 

    Sator có các jack cắm nối với nguồn máy. Khi tháo chúng bạn cần đánh dấu để nhận biết vị trí ban đầu của nó, tránh khi lắp lại đấu nhầm vị trí cắm. Sau đó dùng tua vít mở sator cũ ra khỏi máy. Tiến hành lắp stator mới vào theo trình tự ngược lại như thao tác tháo sator cũ.

    Thay stator mới cho máy mài cầm tay Makita
    Thay stator mới cho máy mài cầm tay Makita

    Bài viết trên đã tổng hợp các lỗi thường gặp ở máy mài và cách sửa máy mài cầm tay nói chung và các sửa máy mài Makita nói riêng. Mong rằng thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu dùng máy mài Makita chính hãng, vui lòng liên hệ Hotline: 0904 810 817 (Hà Nội) - 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn. Hoặc truy cập website Maydochuyendung.commaykhoanmakita.net để đặt hàng online tại nhà nhé!

    1251 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận