0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Tìm hiểu chi tiết các thông số máy mài cầm tay từ A-Z

Maykhoanmakita.net 1 năm trước 487 lượt xem

    Máy mài cầm tay là dụng cụ điện phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về các thông số của thiết bị này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các thông số máy mài cầm tay từ A-Z ngay nhé!

    Ý nghĩa của thông số máy mài cầm tay

    Khi chọn mua máy mài, bạn cần quan tâm đến thông số máy mài cầm tay. Vậy ý nghĩa của thông số này là gì? Thông số kỹ thuật của máy mài cũng như thông số của các dụng cụ điện khác cho bạn biết khả năng làm việc và sức mạnh của máy.

    Thông số máy mài cầm tay in trên thân máy
     Thông số máy mài cầm tay in trên thân máy

    Các thông số này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm, từ đó biết cách chọn cho mình thiết bị phù hợp. Thông số máy mài thường được in trên bao bì sản phẩm. Các dòng máy mài chính hãng như máy mài Makita còn có tem nhãn ghi thông số kỹ thuật được dán/in trực tiếp trên thân máy. 

    Các thông số máy mài cầm tay quan trọng cần biết

    Công suất, đường kính đĩa mài, tốc độ không tải và nguồn năng lượng hoạt động là bốn thông số quan trọng nhất của máy mài. Dù là dòng máy mài phổ thông đến loại máy mài cao cấp cũng có các thông số này. Ngoài ra còn có các thông số khác như chức năng của máy, độ an toàn,... 

    Công suất máy mài cầm tay

    Công suất làm việc là thông số máy mài cầm tay quan trọng cần biết. Thông số này đại diện cho khả năng vận hành, hiệu suất công việc và độ bền của máy. Tuỳ vào nhu cầu sử dụng, quy mô, tính chất công việc mà bạn chọn cho mình loại công suất máy mài cho phù hợp. Công suất máy mài cầm tay càng cao thì khả năng làm việc càng mạnh mẽ. Ở các loại máy mài công suất lớn, người ta thường sử dụng đường kính đĩa mài rộng (trên 150mm).

    Công suất máy mài cầm tay cho biết khả năng làm việc của máy
    Công suất máy mài cầm tay cho biết khả năng làm việc của máy

    Cách chọn công suất máy mài cầm tay như sau:

    • Nếu bạn chỉ cần dùng máy mài cho các công việc trong gia đình thì chọn loại máy có công suất từ 800W – 900W. 

    • Nếu bạn cần dùng máy mài cho các công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kỹ thuật như gia công, chế tạo,... thì nên chọn loại máy mài công suất 1000W đến 1200W. 

    • Nếu bạn cần máy mài để làm trong lĩnh vực công nghiệp nặng thì chọn loại có công suất từ 1400W đến 2500W trở lên.

    Đường kính đá cắt, đĩa mài

    Đá mài, đá cắt là bộ phận quan trọng của máy mài. Do đó, đường kính đá mài, đá cắt cũng là thông số kỹ thuật cần quan tâm. Đường kính, độ dày,... của đá mài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. 

    Đường kính đá cắt, đĩa mài cũng là thông số kỹ thuật quan trọng
    Đường kính đá cắt, đĩa mài cũng là thông số kỹ thuật quan trọng

    Hiện nay, đĩa mài của máy mài cầm tay thường có đường kính là 100mm, 125mm, 150mm, 180mm, 230mm. Loại đĩa mài nhỏ phù hợp dùng cho các công việc trong gia đình, công việc mài, đánh bóng cơ bản và đơn giản. Loại đĩa mài lớn hơn thì thích hợp cho các công việc nặng, phức tạp, đòi hỏi sự chuyên nghiệp hơn. Ví dụ:

    • Đĩa 180mm thích hợp với công việc mài dao, cắt cốt thép hoặc làm sạch gỉ sét.

    • Đĩa 230mm thích hợp để cắt ống thép có đường kính lớn, thép dầm chữ I hoặc tấm lát lớn.

    Xem thêm: [Giải đáp] Nên mua máy mài 100mm hay 125mm?

    Tốc độ không tải

    Bên cạnh công suất và đường kính đĩa mài thì tốc độ không tải cũng là thông số kỹ thuật mà bạn cần biết. Tốc độ không tải còn được gọi là tốc độ quay của đĩa mài, số vòng quay của đĩa mài/ phút.

    Thông số máy mài cầm tay này thể hiện tốc độ mài, cắt, đánh bóng của máy. Sản phẩm có tốc độ không tải càng lớn thì công việc mài càng nhanh, mài càng sắc, càng bóng. Đồng thời, với khả năng quay đĩa nhanh chóng thì đĩa mài của máy cũng nhanh mòn hơn. Máy mài góc loại nhỏ thường có tốc độ không tải trên 10.000 vòng/phút. Những loại máy lớn hơn lại chỉ đạt từ 6.000 đến 6.500 vòng/phút.

    Tốc độ không tải là thông số kỹ thuật quan trọng
    Tốc độ không tải là thông số kỹ thuật quan trọng

    Nguồn năng lượng của máy

    Nguồn năng lượng của máy mài cầm tay thường là điện hoặc pin. Đây cũng là yếu tố để người ta chia máy mài cầm tay thành hai loại: máy mài pin và máy mài điện. 

    Máy mài dùng pin là dòng thiết bị hoạt động nhờ pin sạc. Nguồn cấp điện thường là 18V. Chúng có khả năng cơ động cao, có thể vận hành ở bất cứ đâu, chỉ cần pin được sạc đầy. Còn máy mài dùng điện cần kết nối với nguồn điện thông qua dây dẫn. Nguồn cấp điện có thể từ 110 -220V. Chúng thường có giá rẻ hơn so với dòng máy mài cầm tay dùng pin. 

    Các chức năng đi kèm của máy

    Máy mài cầm tay có chức năng chính là mài nhẵn, đánh bóng bề mặt trên nhiều vật liệu khác nhau. Ngoài ra, dụng cụ này còn có thể cắt vật liệu một cách hiệu quả. Bạn chỉ cần thay linh kiện phù hợp là đã có thể dùng máy với nhiều chức năng khác nhau.

    Máy mài cầm tay có thể cắt được vật liệu
    Máy mài cầm tay có thể cắt được vật liệu

    Vậy nên, khi mua máy mài cầm tay, chúng ta cũng cần chú ý đến thông số máy mài cầm tay này.

    Xem thêm: Máy mài Makita Thái Lan có tốt không? Nên mua loại nào?

    Các tính năng an toàn

    Máy mài cầm tay chính hãng được thiết kế hiện đại, đảm bảo an toàn cho người dùng. Chúng thường có vỏ ngoài cứng cáp, cách điện tốt. Đá mài thường có vành bảo vệ tránh tia lửa điện, mạt bụi bắn vào người dùng. Các yếu tố này cũng rất cần được quan tâm khi chọn mua máy mài cầm tay. 

    Bài viết đã giúp bạn hiểu được các thông số máy mài cầm tay quan trọng. Mong rằng kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho mình thiết bị phù hợp. Nếu bạn có nhu cầu dùng máy mài Makita chính hãng, vui lòng liên hệ đến Hotline: 0904 810 817 (Hà Nội) - 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn. Hoặc truy cập website Maydochuyendung.com, Maykhoanmakita.net để đặt hàng online tại nhà nhé!

    487 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận